Đời sống

Thuốc men bán chung với rau củ ngoài 'chợ trời' Venezuela

Sản xuất và nhập khẩu trì trệ do khủng hoảng kéo dài, Venezuela đang đối mặt với hàng loạt khó khăn trầm trọng về hệ thống y tế, đặc biệt là thuốc men. Ước tính quốc gia Mỹ Latin này thiếu 85% dược phẩm cần thiết khiến dân chúng phải trông chờ vào những khu "chợ trời", nơi người bán rong cung cấp mọi thứ từ thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai bên cạnh những loại rau củ quả truyền thống. 

thuoc-men-ban-chung-voi-rau-cu-ngoai-cho-troi-venezuela

Thuốc men được bày bán bên cạnh rau củ ở một khu chợ Venezuela. Ảnh: Reuters.

Theo Reuters, dân Venezuela khi bị ốm thường "quét sạch" hiệu thuốc và gửi lời kêu cứu trên các phương tiện truyền thông để tìm cách điều trị. Giờ đây, ngày càng nhiều người tìm đến các khu chợ buôn bán thuốc được tuồn ra từ bệnh viện hay nhập lậu từ Colombia.

"Ở đây, tôi có thể tìm được những loại vitamin cần thiết cho trí nhớ", Marisol Salas 56 tuổi đang mua thuốc tại quầy hàng nhỏ trong nhà ga chính của thành phố Andean, San Cristobal, nói. Cách đây ít lâu, bà trải qua một cơn đột quỵ. Xung quanh Marisol, nhiều khách hàng hỏi thuốc kiểm soát huyết áp và tránh thai. 

"Họ (khách hàng) còn mua cả thuốc chống co giật", Antuam Lopez bán thuốc kèm rau củ tiết lộ. Người đàn ông 30 tuổi cho biết thường được nhân viên bệnh viện tuồn thuốc cho.

thuoc-men-ban-chung-voi-rau-cu-ngoai-cho-troi-venezuela-1

Khách hàng trao đổi với người bán thuốc và rau củ quả tại chợ. Ảnh: Reuters.

Giữa khu chợ ẩm ướt và ồn ã, hàng chục thùng thuốc bao gồm cả thuốc kháng sinh lẫn thuốc giảm đau xếp chồng lên nhau. Dễ thấy bao bì của chúng bị hư hại, chuyển màu và dính bẩn.

"Nhiều loại thuốc không được bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn", bác sĩ Jose Oberto, người đứng đầu Hiệp hội Bác sĩ Bang Zulia cảnh báo, đồng thời bày tỏ lo ngại về nguy cơ sức khỏe khi người dân sử dụng dược phẩm nhập lậu từ Colombia.

Thế nhưng, cư dân Venezuela chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc trông cậy vào thuốc lậu. "Tôi phải mua thuốc từ Colombia và rất lo lắng bởi nhãn mác của nó ghi chỉ dành cho bệnh viện", ông Esledy Paez 62 tuổi chia sẻ.

Dù sao, Marisol hay Esledy vẫn có tiền mua thuốc trong khi bao người dân Venezuela  như Norkis Pabon đành bó tay. Chỉ kiếm được vỏn vẹn vài USD mỗi tháng, Pabon không thể mua thuốc kháng sinh cho người chồng đang nhập viện vì tiểu đường. "Việc điều trị tốn đến 900.000 bolivars, tương đương 9,43 USD, gấp đôi lương tối thiểu và tôi chẳng biết phải làm gì", Pabon hiện thất nghiệp tuyệt vọng. 

Vnexpress.net

Các tin cùng chuyên mục Đời sống

Cộng đồng người Việt là 1 trong những cộng đồng Châu Á lớn nhất nước Mỹ. Ngôn ngữ Việt được xem là ngôn ngữ rất mạnh sau tiếng English và Spanish. Bao nhiêu năm qua với kinh nghiệm sống tại nước...

INFORMATION

Liên hệ