Đời sống

Soi đèn bắt muỗi giữa bóng tối để tìm virus sốt xuất huyết

Nhiều năm nay, tại Viện Pasteur TP HCM có một nhóm chuyên gia côn trùng và động vật y học, trong đó một đội 13 người chuyên bắt muỗi.
Hàng tháng, họ chia thành các nhóm nhỏ (2-3 người) tỏa về các tỉnh phía Nam để giám sát những ổ loăng quăng và bắt muỗi tìm virus gây bệnh sốt xuất huyết đưa về viện nghiên cứu.

 

Đèn pin, máy hút và ống nghiệm là những dụng cụ bắt muỗi được các chuyên gia mang theo trong chuyến khảo sát dịch bệnh tại TP Vũng Tàu ngày 17-18/8.

"Trước đây, việc bắt muỗi được thực hiện thủ công, sau này có máy giúp công việc nhanh và hiệu quả hơn", anh La Hoàng Huy gắn bó 5 năm với nghề, nói.

 

"Để bắt muỗi, chúng tôi phải dựa vào tập tính sinh thái của loài côn trùng này. Chúng thường đậu trên các vật liệu bằng vải như mùng mền, quần áo... Khi đó, mình soi đèn pin, quan sát kỹ và dùng máy bắt", anh Huy giải thích.

 

Cũng theo anh Huy, khi bắt phải nhận diện được muỗi đực và muỗi cái. "Muỗi cái râu ít, ngắn nhưng thường hút máu và truyền bệnh, còn muỗi đực thì ngược lại. Tuy nhiên không phải con muỗi cái nào cũng mang virus gây sốt xuất huyết, tùy vào từng môi trường mà tỷ lệ mang mầm bệnh khác nhau", chuyên gia này nói.

 

"Công việc bắt muỗi không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Cũng có người làm khó vì họ sợ vào nhà lừa đảo, trộm cắp. Mỗi lần đi bắt muỗi, chúng tôi phải nhờ cán bộ địa phương vận động từng gia đình cho phép vào nhà làm việc", anh Nguyễn Văn Trọng đã tham gia đội bắt muỗi 11 năm nói. Anh đang soi đèn làm việc trong một căn nhà ở TP Vũng Tàu.

 

Trong những căn nhà rộng, các chuyên gia phải huy động 2-3 hai người cùng soi đèn, bắt muỗi.

 

Anh Huy thổi những con muỗi bắt được cho vào ống nghiệm, rồi mang về Viện Pasteur xét nghiệm virus sốt xuất huyết để nghiên cứu tiếp.

 

Sau khi bắt muỗi, các chuyên gia tiếp tục giám sát việc phun hóa chất diệt muỗi, loăng quăng ở các địa phương để xem mật độ muỗi tăng hoặc giảm.

 

Chuyên gia Viện Pasteur cùng nhân viên y tế Trung tâm Y tế Dự phòng TP Vũng Tàu kiểm tra loăng quăng sống trong hố ga tại các con hẻm.

 

"Loăng quăng nguy hiểm hơn cả muỗi vì chúng thường trú ngụ ở những vũng nước sạch, trong các hố ga, lốp xe và sinh sôi rất nhanh chóng", chuyên gia Huy nói.

 

Muỗi vằn Aedes aegypt, loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết.

 

Trong phòng thí nghiệm của Viện Pasteur TP HCM, các chuyên gia tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, xác định virus ký sinh trong những con muỗi thu thập được, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết.

 

Vnexpress.net

Các tin cùng chuyên mục Đời sống

Cộng đồng người Việt là 1 trong những cộng đồng Châu Á lớn nhất nước Mỹ. Ngôn ngữ Việt được xem là ngôn ngữ rất mạnh sau tiếng English và Spanish. Bao nhiêu năm qua với kinh nghiệm sống tại nước...

INFORMATION

Liên hệ