Cảnh sát Mỹ truy tìm nghi phạm sát hại chủ tiệm nail gốc Việt vì 35 USD
Cảnh sát Mỹ kêu gọi người dân liên hệ với giới chức nếu có bất kỳ thông tin gì về nghi phạm bị tố quỵt tiền và khiến phụ nữ gốc Việt thiệt mạng.
Từ khi sắc lệnh di trú của Mỹ mới nhất từ khi ông Trump lên tổng thống, một công ty của Mỹ chuyên về tư vấn định cư tại Mỹ, Canada, EU tại Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội đàm về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5 đã khẳng định: Hiện nay, để vào định cư ở Mỹ thì ít nhất con số đầu tư tăng lên 1,35 triệu USD, thay vì 500.000 USD như hiện tại mới được sở hữu tấm “thẻ xanh”.
Căng thẳng định cư ở Mỹ khi Trump lên
Trong thời gian gần đây, trước sắc lệnh về cấm nhập cảnh đối với bảy nước Hồi giáo do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thực hiện đã khiến anh Việt Quang lo lắng về hoàn cảnh của người bạn đời của mình mặc dù anh đã định cư tại Mỹ và có thẻ xanh 10 năm nay. Lo ngại về chính sách cứng rắn của Tổng thống Trump, anh Quang cho biết, anh quyết định không để vợ mình rời khỏi Mỹ cho đến khi trở thành công dân nước này.
Còn đối với Linh Nga, 30 tuổi, đang là nhiếp ảnh gia làm việc tại bang North Carolina. Chị từng có thời gian làm việc tại Hà Nội và đã gặp người bạn đời là anh Jonny Perter, 45 tuổi của mình ở đây. Sau khi kết hôn, cả 2 đã trở về Mỹ sinh sống. Người bạn đời của anh đã có thẻ xanh. Chị bức xúc, “lệnh cấm này hiện chỉ nhắm cụ thể vào 7 nước nhưng nó khiến tôi vô cùng lo ngại. Bởi vì khi Trump có thể làm điều này rất dễ dàng, khi ông ấy gây xáo trộn cuộc sống của rất nhiều người khác nhanh chóng như vậy, thì không ai đoán được điều gì xảy ra sắp tới. Tình hình hiện tại rất khó khăn và không biết ở Mỹ bao lâu, tôi mới có thẻ xanh nữa”
Lo ngại về chính sách chống nhập cư cứng rắn của Tổng thống Trump, anh Jack Richardson quyết định không để bạn đời người Việt rời khỏi Mỹ cho đến khi trở thành công dân nước này.Theo anh Jonny Peter, chồng chị Nga cũng cương quyết, với quyền hạn của người nắm giữ cương vị tổng thống, ông ấy hoàn toàn có thể ban hành sắc lệnh như vậy. Tuy nhiên, việc ra một quyết định như vậy “cho thấy Trump như muốn chứng tỏ ông ấy có thể làm mọi điều với những đối tượng mà mình không thích. Và anh cũng bày tỏ, danh sách này có thể còn được mở rộng, nên anh lo ngại rằng “không ai biết được nước nào sẽ là kế tiếp, có thể là Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ”.
Gần đây, một thông tin khá phổ biến trên mạng xã hội nói các hãng hàng không Mỹ vì phải điều chỉnh theo chính sách của Trump, nên tạo ra một “chiêu” khiến những người sở hữu thẻ xanh có thể tự từ bỏ quyền lợi này. Một số hãng phát mẫu đơn I-407 về “hồ sơ từ bỏ quy chế cư trú vĩnh viễn hợp pháp” sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Los Angeles.Với những người đã có thẻ xanh mà không thông thạo tiếng Anh, họ có thể sơ hở ký vào đơn này. “Nhiều loại đơn từ được ký trong các phòng cách ly ở sân bay mà họ không được tiếp cận gia đình hay người đại diện, nên chữ ký này nhiều khả năng không phải tự nguyện”, một luật sư nói.
Thẻ xanh là gì mà giá triệu đô?
Ngay trước khi ông Trump nhận chức, Nghị viện Mỹ đã đề nghị nâng hạn mức đầu tư quy định cho loại thị thực EB-5 từ 500.000 USD lên 1,35 triệu USD đối với những khu vực được đánh giá là kém phát triển (TEA) và từ 1 triệu USD lên 1,8 triệu USD cho các vùng khác. Điều này đồng nghĩa với việc những nhà đầu tư, doanh nhân giàu có phải chi nhiều tiền cho các dự án ở Mỹ mới có thể được xem xét cấp thị thực dạng EB-5 và thậm chí là nhập tịch.
Hơn nữa, việc nâng số tiền quy định đầu tư sẽ khiến thời gian cũng như thủ tục xác định tài chính trở nên dài dòng và khó khăn hơn, qua đó hạn chế số người sử dụng chương trình này để nhập tịch Mỹ.
Quan điểm của ông Trump khi tranh cử là siết chặt quy chế cấp thẻ xanh (thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Mỹ) nhưng không giải thích rõ giữ tỷ lệ người nước ngoài không cao hơn lịch sử là như thế nào.Năm 1921, Mỹ giới hạn chỉ cấp thẻ xanh cho 3% người dân mỗi nước đã sống từ năm 1910 tại Mỹ. Tỷ lệ này là 2% vào năm 1924 ngoại trừ những người Châu Á.
Nếu quan điểm giữ dưới mức lịch sử của Trump là từ năm 1921 đến 1965 thì tờ New York Times cho rằng tỷ lệ cấp thẻ xanh mỗi năm của Mỹ hiện nay sẽ giảm 50%, còn nếu số liệu là trong khoảng 1966-1976 thì sẽ giảm 41%.
Mặc dù chưa công bố chi tiết nhưng chắc chắn việc được thường trú tại Mỹ sẽ khó khăn hơn dưới thời của ông Trump. Một trong những ý tưởng “cấp tiến” nhất của tỷ phú mới đắc cử này là hoàn toàn ngừng cấp thẻ xanh trong 1 khoảng thời gian nhất định để ngăn tình trạng các công dân Mỹ gốc nhập cư đưa gia đình và người quen của họ sang.
Giới nhà giàu cũng “khóc” khi muốn lấy thẻ xanh ở Mỹ
Những bậc phụ huynh giàu có đang ngày càng lo ngại về việc con cái họ được nuôi nấng trong môi trường ô nhiễm không khí, chưa kể đến tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng và an toàn thực phẩm ở mức đáng báo động. Các bậc cha mẹ lo xa cũng muốn dùng giấy phép thị thực làm bàn đạp để xin nhập quốc tịch cho con cái họ sau này, trong trường hợp họ sinh con ở nước ngoài. Sau này, kể cả khi những đứa trẻ trở về với hộ chiếu nước ngoài, chúng vẫn có thể theo học tại các trường quốc tế có chất lượng cao. Vì vậy, khi mức giá một tấm “thẻ xanh” lên đến triệu đô thì giới nhà giàu cũng phải “ đau đầu” suy nghĩ. Số liệu chính thức cho thấy trong năm 2017, những người giàu chiếm tới 85,4% trong các chương trình xin thi thực định cư tại Mỹ. Nguyên nhân chính là các biến động gần đây khiến giới nhà giàu tăng cường tìm kiếm những biện pháp bảo đảm như cơ hội nhập tịch vào Mỹ. Ngày càng nhiều người giàu chịu chi những món tiền khổng lồ để sở hữu giấy phép cư trú dài hạn cho họ và gia đình ở nước ngoài.
Bên phía các nước tiếp nhận cũng có nhiều quốc gia hoan nghênh xu hướng này, miễn là những triệu phú, ước tính khoảng 1 triệu người, mang tiền của mình theo khi nhập cảnh. Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia, nhất là những nước có điều kiện sống cao, đều đề ra những chính sách thuận lợi nhằm thu hút khoản tiền đầu tư đáng kể này. Ví dụ, nếu một người muốn xin quyền cư trú mãi mãi ở Australia, số tiền cần bỏ ra sẽ lên tới 5 triệu đô la Australia (khoảng 3,6 triệu USD).
Mức giá xin cư trú tại các quốc gia khác dao động ở mức thấp hơn, như 1 triệu USD để xin thẻ xanh tại Mỹ, 1 triệu bảng Anh (1,5 triệu USD) để xin 5 năm cư trú ở Anh. Còn ở Tây Ban Nha, một người bỏ ra 500.000 Euro (569.000 USD) để mua bất động sản sẽ có quyền cư trú đến chừng nào tài sản đó còn đủ để sinh sống.
Rất nhiều luật sư cho người xin định cư tại Mỹ là “thị thực vàng” bởi chúng cho phép những người giàu, người nước ngoài nhập cảnh và thậm chí là nhập tịch vào Mỹ dễ dàng cùng với cả gia đình của họ. Nói cách khác, giới thượng lưu nước ngoài có thể trở thành công dân Mỹ, hoặc để gia đình họ thành người Mỹ chỉ với việc cho các công ty Mỹ thuê một số tiền nhất định trong vòng vài năm và có thể thu hồi lại nếu muốn.
Nhu cầu nhập cảnh và nhập tịch tăng cao đã thúc đẩy hẳn một ngành dịch vụ để làm thị thực. Theo đó hàng loạt những văn phòng luật sư, công ty bất động sản ra đời chỉ để phục vụ cho giới nhà giàu nước ngoài. Cụ thể, các doanh nghiệp Mỹ tạo nên những dự án, công trình hoặc gọi vốn đầu tư kinh doanh từ những người giàu nước ngoài, đổi lại họ sẽ cung cấp chứng từ để giới nhà giàu này có thể lấy thị thực và nhập tịch Mỹ.
Tinnuocmy.com
Cảnh sát Mỹ kêu gọi người dân liên hệ với giới chức nếu có bất kỳ thông tin gì về nghi phạm bị tố quỵt tiền và khiến phụ nữ gốc Việt thiệt mạng.
Số tiền cát-xê khủng của Phương Mỹ Chi mới được Quang Lê tiết lộ vẫn đang là chủ đề nóng của cư dân mạng.
Vicky Nguyễn, cô gái 34 tuổi hiện ở Irvine, miền Nam California, trải qua hai cuộc phẫu thuật ghép gan vào năm 2 tuổi và 16 tuổi, nay lại đang đối mặt với căn bệnh ung thư máu.
Cảnh sát Mỹ xác định Krystal Whipple là nữ n.g.h.i p.h.ạ.m quỵt tiền và lái xe bỏ trốn khiến một chủ tiệm làm móng ở Las Vegas thiệt mạng.
Không phải biệt thự hạng sang hay diện tích lớn như nhiều đồng nghiệp, căn hộ của nữ ca sĩ Áo mới Cà Mau khá đơn giản, diện tích đủ ở.
Cộng đồng người Việt là 1 trong những cộng đồng Châu Á lớn nhất nước Mỹ. Ngôn ngữ Việt được xem là ngôn ngữ rất mạnh sau tiếng English và Spanish. Bao nhiêu năm qua với kinh nghiệm sống tại nước...