Cảnh sát Mỹ truy tìm nghi phạm sát hại chủ tiệm nail gốc Việt vì 35 USD
Cảnh sát Mỹ kêu gọi người dân liên hệ với giới chức nếu có bất kỳ thông tin gì về nghi phạm bị tố quỵt tiền và khiến phụ nữ gốc Việt thiệt mạng.
Ði nhiều nơi trên đất Mỹ, tới bất cứ thị tứ dù nhỏ hay lớn nào đều có sự hiện diện của những tiệm nail (Làm móng) do người Việt làm chủ.
Từ những tiệm nail nhỏ nhỏ ven đường chỉ có chừng 2 chiếc ghế cùng vài người thợ cho tới những tiệm nail sang trọng trong các trung tâm mua sắm có tới cả trăm thợ đều thấp thoáng bóng dáng người Việt.
Theo tạp chí Nail, có trụ sở tại California thì người Việt chiếm tới 65% thợ nail trong toàn nước Mỹ và có tới 75% tiệm nail do người Việt làm chủ.
Lan tỏa khắp nước Mỹ
Trước năm 1975, nghề nail gần như không hiện diện tại Mỹ. Do việc làm đẹp bộ móng tay chân thời đó khá đắt đỏ nên chỉ có những ngôi sao Hollywood mới sử dụng. Nhưng như một cái duyên, năm 1975 nữ diễn viên Tippi Hedren (Tại Việt Nam, khán giả yêu điện ảnh từng biết tới cô với vai diễn Martha Mears trong bộ phim Nữ bá tước ở Hồng Kông do Vua hề Charlie Chaplin đạo diễn) trong vai trò Ðại sứ từ thiện đã đến thăm một trại tị nạn người Việt ở Cali.
Tại đây các phụ nữ trong trại đã tỏ ra thích thú với bộ móng tay được trang trí rực rỡ của nữ minh tinh. Nhận lời giúp đỡ cho những người tị nạn, Hedren tạo điều kiện để những người phụ nữ học đánh máy, học may nhưng các phụ nữ này lại không thích bằng việc được vẽ móng. Vì thế, Hedren đã đưa thợ làm móng của mình tới dạy nghề.
Sau này Hedren kể: “Sự khéo léo của họ khiến tôi cảm thấy họ phù hợp với việc làm móng nên tôi đã quyết định tổ chức lớp dạy nail. Sự chọn lựa của tôi đã tỏ ra đúng đắn khi chỉ từ 20 người học việc đầu tiên, họ đã đưa nghề nail mở rộng ra toàn nước Mỹ và tạo ra nhu cầu làm đẹp móng tay móng chân cho mọi người Mỹ chứ không chỉ dành cho những người sang trọng”.
Ðến bây giờ, nhiều người Việt làm nail tại Mỹ vẫn coi Hedren là “Bà tổ nghề nail”. Từ những người học nghề ban đầu, họ đã nhanh chóng trở thành những thợ nail giỏi rồi tự mở tiệm, lôi kéo thêm đồng hương vào học nghề và làm nghề. Những người có đầu óc hơn thì mở trường dạy làm nail.
Cuối những 80 thập kỷ trước, khi những người Việt ồ ạt đến Mỹ theo nhiều diện di dân thì các trường dạy làm nail đã ăn lên làm ra bởi, đa số người Việt mới đến Mỹ đều chọn nail để mưu sinh. Sau khi thành nghề, muốn mở tiệm nail riêng cũng khá đơn giản bởi chi phí mở tiệm nail không cần nhiều tiền, thợ thì kêu gọi vài đồng hương cùng tham gia. Vì thế những tiệm nail mọc lên như nấm, lan rộng khắp nước Mỹ.
“Chúng tôi đã thành lập Hiệp hội nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau trong nghề như thi tay nghề nail, xây dựng phát triển những mô hình cửa tiệm nail thống nhất. Việc có một ngày tôn vinh nail tôi tin sẽ có nhiều người ủng hộ vì điều đó sẽ thực sự có ý nghĩa với người làm nghề như chúng tôi”. -Anh Tan Phạm - Chủ một cơ sở dạy nghề nail tại Cali
Trò chuyện với anh Vương Nguyễn- một chủ tiệm nail tại Miama (Florida), được biết đa số người Việt sang đến Mỹ đầu tiên đều gặp trở ngại về ngôn ngữ cũng như không có bằng cấp, kinh nghiệm để có thể đi xin việc. Vì thế, việc dễ dàng làm nhất là theo nghề nail bởi chỉ cần học vài tuần là có thể có chứng chỉ để đi làm. Hơn nữa đa số các tiệm nail đều do người Việt làm chủ nên không biết tiếng Anh cũng có thể tới học việc và làm việc được luôn. Một lợi thế khác là làm nail được khách trả hầu hết bằng tiền mặt nên dễ dàng hơn trong việc khai thuế.
“Anh tính coi, về thể lực thì người Việt không thể có sức khoẻ bằng nhiều người nước khác, nhưng người Việt lại khéo tay, chịu khó nên đâu có gì phù hơn hơn nghề nail. Người đứng tuổi, thậm chí có thể lực không khoẻ cũng có thể làm tốt nghề. Một thợ mới ra nghề 1 tuần cũng có lương chừng 500 đô-la, vững nghề thì thu nhập cả ngàn đô-la/tuần, giỏi nghề có thể lên tới 2 ngàn đô-la… Với mức thu nhập như thế lại được trả bằng tiền mặt nên cuộc sống thợ nail đạt mức trung bình trở lên so với cộng đồng”- Anh Vương chia sẻ.
Không chỉ làm việc tại chỗ mà nhiều người Việt thích xê dịch lại chọn cách làm nail dạo. Thích ở nơi nào, người thợ nail chỉ cần liên hệ một tiệm nail đang có nhu cầu tuyển thợ nail và thêm điều kiện bao ăn ở là ngon lành. Do cách ăn chia giữa thợ và chủ, thông thường là chủ 40% và thợ nhận phần còn lại nên việc xin việc khá dễ dàng. Anh Kevin Lê- một thợ nail dạo tôi gặp ở Philadelphia kể cho tôi nghe về công việc của anh. Mới qua Mỹ vài năm, chưa có gia đình nên anh muốn đi du lịch khắp nước Mỹ. Không có sẵn tiền, anh cứ đi, tới nơi nào thích thì xin việc, làm vài tháng rủng rỉnh tiền lại đi tiếp. Anh bảo: “Tôi tranh thủ vừa làm vừa đi lang thang vài năm, bao giờ có gia đình thì tính tiếp”. Nhờ những người nail dạo như Kenvin mà các tiệm nail cứ lan rộng hết nước Mỹ.
Ðể có thu nhập ổn định, các tiệm nail thường tạo ra những khách hàng thân thiết. Thông thường một bộ móng được làm thì chừng 3 đến 4 tuần sẽ bắt đầu xuống nước sơn và biến dạng do sự phát triển của móng, khách hàng cần ghé tiệm làm lại. Với chi phí cho một bộ móng trung bình chừng 20- 40 đô-la, chỉ cần có chừng vài trăm khách hàng thân thiết là sống khỏe. Ðể mở rộng khách hàng, các tiệm nail thường khuyến mãi thêm như mat-xa chân, làm móng em bé miễn phí. Những chiêu khuyến mãi kiểu như thế rất được lòng khách để họ quay lại. Những em bé được làm móng miễn phí cũng sẽ là khách hàng tiềm năng sau này.
Tôn vinh nailTrò chuyện với nhiều thợ nail họ đều thừa nhận nghề nail là nghề cứu cánh cho hàng vạn người Việt khi vừa đặt chân đến Mỹ. Từ nghề nail, người thợ đã nhanh chóng tự lo cho gia đình mình có cuộc sống ổn định, mua được nhà cửa, xe cộ cũng như lo cho con cái học hành chữa bệnh chỉ trong vài năm đầu tiên đến Mỹ. Thậm chí đi xa hơn, từ nghề nail họ còn chăm lo được người thân ở Việt Nam có cuộc sống khá hơn. Anh Vinh Võ- Chủ tiệm nail tại New York chia sẻ: “Theo tôi tìm hiểu thì năm 2015, lượng kiều hối gửi từ Mỹ về Việt Nam lên đến khoảng 7 tỷ đô. Trong số này tôi tin những đồng tiền gửi được kiếm từ nghề nail không phải nhỏ đâu”.Anh Vinh Võ cho biết: “Tôi là hội viên Hiệp hội những người Việt tại Mỹhành nghề nail và tóc. Trong những lần gặp gỡ, cũng có nhiều ý kiến đề nghị chọn ngày phù hợp để tôn vinh nghề nail. Dù rằng tại Mỹ thì chuyện tôn vinh không phù hợp lắm, nhưng mình là người Việt, nghề nail đã giúp mình có ngày hôm nay thì cũng cần quan tâm cho đúng với phong tục người Việt”.Gặp những người thợ nail ngày cuối năm họ đều bày tỏ, dù nghề nail có đem lại sự sung túc cho họ nhưng dẫu sao cũng đất khách quê người. “Về chứ anh! Tổ tiên, quê hương mình ở nơi đó mà. Nhờ Tổ tiên phù hộ độ trì mà chúng tôi có được ngày hôm nay”- Anh Vinh Võ nói.
Theo thống kê từ Nail Magazine thì số tiệm nail trên toàn nước Mỹ ước tính khoảng trên 65 ngàn tiệm nail, trong đó chỉ riêng hệ thống siêu thị Walmart, chuỗi tiệm mang tên Regal Nail do ông Charlie Tôn quý làm chủ đã có trên 11 ngàn tiệm. Tổng doanh thu ngành dịch vụ thẩm mỹ tại Mỹ năm 2015 đạt trên 33 tỷ đô thì nghề nail đã chiếm gần 9 tỷ.
Tinnuocmy.com
Cảnh sát Mỹ kêu gọi người dân liên hệ với giới chức nếu có bất kỳ thông tin gì về nghi phạm bị tố quỵt tiền và khiến phụ nữ gốc Việt thiệt mạng.
Số tiền cát-xê khủng của Phương Mỹ Chi mới được Quang Lê tiết lộ vẫn đang là chủ đề nóng của cư dân mạng.
Vicky Nguyễn, cô gái 34 tuổi hiện ở Irvine, miền Nam California, trải qua hai cuộc phẫu thuật ghép gan vào năm 2 tuổi và 16 tuổi, nay lại đang đối mặt với căn bệnh ung thư máu.
Cảnh sát Mỹ xác định Krystal Whipple là nữ n.g.h.i p.h.ạ.m quỵt tiền và lái xe bỏ trốn khiến một chủ tiệm làm móng ở Las Vegas thiệt mạng.
Không phải biệt thự hạng sang hay diện tích lớn như nhiều đồng nghiệp, căn hộ của nữ ca sĩ Áo mới Cà Mau khá đơn giản, diện tích đủ ở.
Cộng đồng người Việt là 1 trong những cộng đồng Châu Á lớn nhất nước Mỹ. Ngôn ngữ Việt được xem là ngôn ngữ rất mạnh sau tiếng English và Spanish. Bao nhiêu năm qua với kinh nghiệm sống tại nước...