Cảnh sát Mỹ truy tìm nghi phạm sát hại chủ tiệm nail gốc Việt vì 35 USD
Cảnh sát Mỹ kêu gọi người dân liên hệ với giới chức nếu có bất kỳ thông tin gì về nghi phạm bị tố quỵt tiền và khiến phụ nữ gốc Việt thiệt mạng.
Nếu ai đó từng nghĩ rằng “Lớp học nail chỉ dành cho những người vừa mới đặt chân tới Mỹ” thì giờ đây suy nghĩ đó thực sự bị coi là… lạc hậu.
Bởi, chỉ cần bước chân vào lớp nail ở trường Thẩm Mỹ ABC (Advance Beauty College) ngay Little Saigon, bạn có thể bắt gặp không ít học viên là những chàng trai cô gái mới mười chín, đôi mươi, vừa tốt nghiệp trung học, chuẩn bị vào đại học. Bạn có thể tình cờ biết chị A, anh B là người đã có trong tay tấm bằng đại học 4 năm. Bạn cũng có thể gặp cả những cô những chú là người đã nhiều năm bôn ba lăn lộn với đủ ngành đủ nghề tại Mỹ. Và, dĩ nhiên, bạn cũng sẽ nhìn thấy nhiều người từ Việt Nam vừa chọn nơi này làm đất định cư.
Nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi, và chắc chắn cũng có nhiều lý do để cùng đi học nail.
Kết quả khảo sát lãnh vực công nghệ làm nail năm 2015-2016 của tạp chí Nails Magazine cho thấy có đến 44% thợ làm việc trong các tiệm nail tại Hoa Kỳ đang đeo đuổi theo một trường đại học nào đó.
*Dễ kiếm việc làm thêm trong lúc học đại học
Trúc Trương, cô bé 18 tuổi, vừa tốt nghiệp trung học từ trường Westminster High, là người sắp góp mặt vào đội ngũ đó.
Trúc sang Mỹ từ năm 14 tuổi, học đủ bốn năm trung học tại đây. Trong khi ghi danh theo học ngành Quản Trị Khách Sạn-Du Lịch ở trường Orange Coast College thuộc miền Nam California, Trúc đồng thời cũng ghi danh học nail tại trường thẩm mỹ ABC.
Người gợi ý cho em “học nail để dễ kiếm việc làm trong thời gian đi học” chính là mẹ em, hiện là một thợ nail.
Vừa ngồi tập gắn “móng típ” lên bàn tay giả, Trúc vừa nói, “Em đi học nail đã được hai tháng, do mẹ gợi ý. Mẹ muốn em có thêm nghề tay trái để dễ kiếm việc làm thêm trong thời gian học college.”
Mặc dù cho rằng “thấy học nail cũng thích lắm,” nhưng Trúc không cần đắn đo khi trả lời, “Em chỉ muốn làm nghề này vào các Thứ Bảy, Chủ Nhật trong thời gian học college để kiếm tiền thêm. Sau khi ra trường, em sẽ không đi làm nail nữa.”
Ðiền Thanh Nhân, 19 tuổi, ở Laguna Hill, cũng chọn học nail như một bước đệm trong lúc nghĩ xem mình sẽ học gì ở đại học.
Thật khó mà nghĩ được chàng thanh niên cao ráo, có gương mặt khá điển trai, ra dáng “thời thượng” lại có thể chăm chỉ, cần mẫn cầm giũa luyện tập trong lớp học nail.
Nhân cho biết “gia đình em hầu hết đều làm nail” nhưng cách cầm giũa một cách “điệu nghệ” khi thực hành trong lớp là “do cô giáo hướng dẫn.”
“Em học được một tháng rồi. Lúc đầu thấy khó, nhất là cắt da, sơn, nhưng làm riết thì quen, thấy thích lắm,” Nhân nói trong khi vẫn miệt mài tập giũa trên ngón tay giả.
Nhân sang Mỹ đã được 5 năm, tốt nghiệp trung học tại Mỹ, và hiện đi học nail vì “em muốn kiếm một công việc để làm, xem đây như nghề tay trái.”
Dù “gia đình em hầu hết đều làm nail,” nhưng Nhân bảo, “Học xong em sẽ đi làm cho người ta trước rồi mới đi về làm cho tiệm nhà.”
“Hiện giờ, ngoài nail ra thì em cũng chưa nghĩ tới sẽ học gì, em chỉ biết em sẽ đi học lại, đi học tiếp mà thôi,” Nhân nói.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Trang, 43 tuổi, ở Garden Grove, sang Mỹ năm 2015, cũng vừa đi học nail vừa ghi danh theo học ở một trường college.
“Mình muốn đi học nail là vì thấy nghề này học nhanh, cũng dễ kiếm tiền, hơn nữa đi học đến trường có bạn bè rất vui,” chị Trang cho biết.
*Ðể theo nghề nail trong tương lai
Trong khi nhiều người tỏ ra khá bỡ ngỡ khi lần đầu tìm đến lớp học nail, thì chị Nguyễn Thị Bích Thùy, 43 tuổi, ở Westminster, lại có nhiều lợi thế hơn bạn bè cùng lớp, vì “mình từng làm nghề này ở Việt Nam.”
Tuy nhiên, dù có quá trình “làm thợ lâu năm” nhưng như chị Thùy nói, “Hồi trước mình chỉ làm chân tay ‘nước’ thôi. Qua đây thì học thêm nhiều môn như đắp gel, sơn gel, đắp bột , nói chung cái gì cũng học cũng thích hết.”
Quyết định “sẽ theo luôn nghề nail vì đây là mối đam mê,” nên ngay khi vừa mới qua Mỹ là chị Thùy “vô học liền.”
Chị Nguyễn Thị Loan ở Garden Grove, qua Mỹ mới 8 tháng nhưng cũng sắp sửa hoàn thành chương trình học nail 600 giờ.
Người phụ nữ 54 tuổi có gương mặt chân chất tỏ ra rất vui với những gì mình được học tại trường.
“Một ngày học 8 tiếng, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ rưỡi chiều. Hôm nào bận đi công việc, đi khám bệnh thì mình có thể nghỉ rồi học bù giờ sau ở lớp tối cũng được. Học lý thuyết thì có bài kiểm tra, có trò chơi đố vui liên quan đến bài học, được tặng quà. Khi học được 50 giờ trở lên thì cô giáo cho ra làm với khách để tập cho quen tay nghề để sau này ra trường mình không bị lúng túng,” chị Loan mô tả lớp học.
Nói về dự tính cho nghề nghiệp, chị Loan phân tích, “Nghề này tôi thấy OK, vì người Việt mình đa số qua đây làm nghề nail. Thứ nhất là dễ kiếm tiền. Thứ hai là nghề làm đẹp thì phụ nữ hay đàn ông gì khi cần thì người ta vẫn làm.”
Với những lý do đó, chị Loan cho rằng “sẽ theo đuổi nghề nail vì nói chung tôi cũng lớn tuổi rồi, sức khỏe đến đâu mình làm tới đó.”
Ngoài 50 tuổi, trước đây làm công việc văn phòng, nhưng sang Mỹ, chị Lê Thị Tuyết Ðào, hiện ở Garden Grove, cũng chọn học nail vì “thích làm đẹp.”
Xác định chắc chắn rằng “khi ra trường có bằng rồi, mình sẽ làm nail luôn,” nên chị Ðào cố gắng học hết tất cả các “ngón nghề” cả bột, cả gel, tay chân nước trong thời gian đến lớp “để khi cần thì đều làm được hết.”
*Ðàn ông học nail vì dễ kiếm việc làm
Từng là kỹ sư điện ở Việt Nam, nhưng bước chân sang Mỹ, là Hồ Công Thành không ngần ngại ghi danh đi học nail ngay, sau khi làm giúp việc ở nhà hàng thấy “không khá!”
“Lý do tôi chọn đi học nail là vì nghề nail dễ kiếm việc làm. Lý do nữa là nghề này học nhanh, học nhanh để còn kiếm việc. Thêm vào đó là tụi tôi học có chính phủ tài trợ, thành ra không tốn chi phí nhiều,” Thành cho biết.
Qua Mỹ mới 6 tháng, nhưng Thành, 30 tuổi, hiện sống ở Garden Grove, đã học được 450 giờ nail trong chương trình 600 giờ.
Thành tâm sự, “Lúc mới học thấy cũng khó, vì ở Việt Nam mới qua, đâu có biết gì đâu, phải học từ đầu, cắt da, sơn, cái gì cũng lạ lẫm vì mình không quen, chưa bao giờ tiếp xúc với những thứ này. Nhưng mà nhanh à, chỉ hai tuần là quen hết.”
Thành nhìn về triển vọng sắp tới cho công việc mình đang theo một cách lạc quan, “Công việc nail thì nhiều nên mình đâu có sợ thiếu. Tôi sẵn sàng đi các tiểu bang xa khi cần vì nail ở Cali không còn nhiều việc bằng các tiểu bang khác.”
Tương tự như Thành, ông Trần An ở Westminster hồi trước cũng chưa bao giờ nghĩ sẽ theo học nghề nail, bởi, “trước đây tôi làm nghề thầy giáo.”
Sáu mươi tuổi, qua Mỹ được sáu tháng do con gái bảo lãnh, ông An cùng vợ ghi danh đi học nail được ba tuần vì “qua bên này rất là buồn, muốn đi làm việc gì đó cho vui, nên vợ chồng tôi chọn nghề nail này.”
Ông kể, “Trước khi vào học cứ nghĩ rất khó. Nhưng khi vào thì các cô ở đây rất tận tình, bày từng ly từng tí. Vì tuổi tôi cũng lớn rồi nên các cô thường xuống kèm sát một bên, rất là cụ thể nên cũng dễ học.”
Bên cạnh đó, việc đi học có cả vợ cả chồng, với ông An, là một “thuận lợi”, bởi mình có cặp với nhau, khi tập làm chân, làm tay thì hai vợ chồng làm qua làm lại, rồi những công việc ăn ở, cuộc sống cũng thuận lợi hơn.”
Dù mới trải qua ba tuần học, nhưng ông An đã chuẩn bị tinh thần cả hai vợ chồng sẵn sàng đi tiểu bang khác tìm việc, nếu ở Cali khó tìm.
Với ông Nguyễn Xuân Quát, 54 tuổi, hiện ở Garden Grove, thì ước mơ “mở một tiệm nail để dưỡng già” là một trong những lý do để ông đi học nail sau nhiều năm đến Mỹ.
“Nghề nail thứ nhất là dễ kiếm việc làm. Thứ hai, nghề nail là nghệ thuật làm đẹp cho người, mà tôi cũng thích nghệ thuật làm đẹp. Thứ ba, khi mình không có điều kiện thì mình có thể làm thợ, còn khi mình có điều kiện, mình có thể mở một shop nail thì thu nhập mình cũng khá hơn. Thứ tư là khi mình muốn đi đâu đó thì có cái nghề trong tay để kiếm sống cũng dễ dàng hơn,” ông Quát phân tích.
Ông kể thêm, “Tôi đến Mỹ 7 năm. Trước đây đi làm ‘helper’ rồi có thời gian bị thất nghiệp. Ở nhà lo lắng đủ chuyện, rồi tiền nhà cứ tới với mình hằng tháng. Ði mua báo tìm việc làm phù hợp với mình, nhưng giở báo ra thấy toàn tìm thợ nail là nail. Nên sau nhiều lần lữa thì giờ mới chính thức đi học nail.”
Ông Quát quả quyết “chắc chắn sẽ đi làm nail sau khi lấy bằng.”
“Nếu gặp may mắn sẽ sang một cái tiệm làm chủ. Lúc già yếu sẽ nhờ tiệm nail đó mà sống thì sẽ tương đối dễ dàng hơn,” ông Quát ước mơ.
Tinnuocmy.com
Cảnh sát Mỹ kêu gọi người dân liên hệ với giới chức nếu có bất kỳ thông tin gì về nghi phạm bị tố quỵt tiền và khiến phụ nữ gốc Việt thiệt mạng.
Số tiền cát-xê khủng của Phương Mỹ Chi mới được Quang Lê tiết lộ vẫn đang là chủ đề nóng của cư dân mạng.
Vicky Nguyễn, cô gái 34 tuổi hiện ở Irvine, miền Nam California, trải qua hai cuộc phẫu thuật ghép gan vào năm 2 tuổi và 16 tuổi, nay lại đang đối mặt với căn bệnh ung thư máu.
Cảnh sát Mỹ xác định Krystal Whipple là nữ n.g.h.i p.h.ạ.m quỵt tiền và lái xe bỏ trốn khiến một chủ tiệm làm móng ở Las Vegas thiệt mạng.
Không phải biệt thự hạng sang hay diện tích lớn như nhiều đồng nghiệp, căn hộ của nữ ca sĩ Áo mới Cà Mau khá đơn giản, diện tích đủ ở.
Cộng đồng người Việt là 1 trong những cộng đồng Châu Á lớn nhất nước Mỹ. Ngôn ngữ Việt được xem là ngôn ngữ rất mạnh sau tiếng English và Spanish. Bao nhiêu năm qua với kinh nghiệm sống tại nước...