Cảnh sát Mỹ truy tìm nghi phạm sát hại chủ tiệm nail gốc Việt vì 35 USD
Cảnh sát Mỹ kêu gọi người dân liên hệ với giới chức nếu có bất kỳ thông tin gì về nghi phạm bị tố quỵt tiền và khiến phụ nữ gốc Việt thiệt mạng.
LA Times – Mimi Hồ phải chịu đựng người chồng khó tính và gia đình chồng khắt khe cùng với nhiều họ hàng khác trong một thời gian dài.
Cô Mimi Hồ là người nhập cư làm nghề trông trẻ và bán quần áo. Cô không cảm thấy mình có một cuộc hôn nhân thật sự, mà giống như đi phục tùng người khác.
Cô Hồ, 48 tuổi sống tại San Jose chia sẻ: “Lúc nào cũng phải làm việc. Không nấu ăn cũng dọn dẹp, may vá.”
Khi cô không muốn tiếp tục chịu đựng nữa, thì những cuộc gọi đường dài từ Việt Nam và mẹ cô đã khuyên cô không nên ly hôn.
Người duy nhất khuyên cô nên chấm dứt cuộc hôn nhân này chính là người em gái nhỏ nhất được sanh ở Mỹ – Susie .
Cô Susie nói với chị mình: “Chị không có chút tự trọng nào sao? Đây là nước Mỹ đấy. Cha mẹ chúng ta đã từ bỏ mọi thứ để tìm tới tự do.”
Cô Hồ đã ly hôn sau 15 năm chung sống vào 2015. Cô Hồ là một trong những người phụ nữ nhập cư đã thoát khỏi điều cấm kỵ mà họ mang theo từ Việt nam 40 năm về trước.
Những người tị nạn sang Mỹ sau chiến tranh năm 1975 xem ly hôn là một điều cấm kỵ, họ cấm con mình và chính bản thân họ không được ly hôn.
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc về Gia đình, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ ly hôn thấp nhất thế giới. Tỉ lệ ly hôn ở Việt nam không bằng 1/10 ở Mỹ.
Tỉ lệ ly hôn thấp trong cộng đồng người Việt một phần là do số lượng tín đồ Công giáo. Hơn nữa khi nhập cư vào Mỹ, họ đã cùng nhau vượt qua những khó khăn để học một ngôn ngữ mới và xây dựng cuộc sống tại một quốc gia khác.
Tuy vậy, sau vài thập kỷ, sự đồng hóa đã làm thay đổi tư tưởng lâu đời của họ.
Ngày nay, tỉ lệ ly hôn của người Mỹ gốc Việt đang có chiều hướng tăng cao, mặc dù vẫn còn thấp hơn tỉ lệ bình quân toàn quốc. Theo dữ liệu về điều tra dân số Mỹ do nhà xã hội học Philip Cohen từ Đại học Maryland thì tỉ lệ ly hôn của người Mỹ gốc Việt là 16 trên 1,000 cuộc hôn nhân, trong khi con số trung bình toàn quốc là 19 trên 1,000.
Cô Linda Võ, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Châu Á tại Đại học UC Irvine nói rằng: “Trước đây, người ta cảm thấy họ có nghĩa vụ kết hôn vì mục đích tài chính hoặc là để được bảo lãnh sang Mỹ hoặc là do kỳ vọng theo truyền thống. Họ không tìm sự giúp đỡ vì cảm thấy xấu hổ. Khi họ nhìn thấy nhiều người ly hôn và điều đó ngày càng trở nên phổ biến, họ có thể làm theo như vậy.”
Tại khu Little Saigon ở quận Cam, các biển quảng cáo về dịch vụ ly hôn phổ biến khắp nơi. Những quảng cáo về dịch vụ ly hôn nhanh chóng và đơn giản được chào mời trên các tờ rơi dán trên cây hoặc thùng thư. Các tờ báo cũng đăng những mẩu quảng cáo văn phòng luật sư về di trú, quốc tịch nay cũng kiêm thêm dịch vụ ly hôn.
Họ còn có những quảng cáo về hỗ trợ mang hôn phu/hôn thê hoặc vợ/chồng từ Việt Nam sang Mỹ, thậm chí kèm theo dịch vụ ly hôn dễ dàng sau đó.
Tina Phạm Đào Bạch Tuyết là một luật sự ở Westminster chuyên về luật gia đình, nói rằng 70% các vụ mà cô nhận liên quan đến ly hôn. Tuần này, cô đã trả lời các thắc mắc xung quanh vấn đề ly hôn, ly thân, tiền cấp dưỡng, tiền nuôi con trên đài phát thanh và chương trình truyền hình riêng của mình.
Cô ấy nói: “Tôi nói rõ rằng vấn đề này. Họ cảm kích vì chúng tôi đã không giấu giếm chủ đề này. Đôi khi, những người đàn ông phàn nàn với tôi rằng vì sao tôi lại nói về vấn đề này, nếu tôi không nói thì vợ anh ta đã không biết rằng cô ấy có quyền hưởng chung 401(k) của chồng mình.”
Cơ quan cộng đồng người Mỹ gốc Việt không thu thập số liệu thống kê về ly hôn nhưng cô Phạm nói rằng rõ ràng là quan điểm hôn nhân gia đình đã thay đổi.
Cô nói: “Trước đây, vợ chồng có thể quyết định không ly hôn vì con cái, như cha mẹ họ đã từng làm vậy. Nhưng bây giờ những đứa con là người mong muốn cha mẹ chúng ly hôn nếu hai người không hạnh phúc.”
Theo luật sư chuyên về ly hôn Lynn Quách đang làm việc tại Newport Beach thì các cặp đôi không chỉ chọn chia tay mà còn “sẵn sàng ra tòa ly hôn”.
Cô nói thêm: “Ngày xưa, họ thường muốn hòa giải êm thắm nhưng ngày nay họ đã cảm thấy thoải mái hơn và cố gắng đạt được những quyền lợi công bằng sau ly hôn. Khi họ có trình độ tiếng Anh tốt hơn, họ không ngại ra tòa.”
Cô Phạm nói một nguyên nhân nhỏ khác ảnh hưởng đến sự gia tăng số vụ ly dị, đó chính là một số lượng đàn ông trở về Việt Nam để làm ăn, du lịch và gặp gỡ những cô gái Việt Nam trẻ trung và truyền thống hơn. Một số trong đó đã ly hôn để cưới những cô gái từ Việt Nam này.
Ông Richard Đào, 60 tuổi là doanh nhân ở Garden Grove đã gặp người vợ thứ hai của mình khi cô này đang là phục vụ tại một nhà hàng dọc bờ điển Đà Nẵng.
Ông nói: “Cô ấy rất dịu dàng và ngọt ngào. Tôi không thể bỏ qua.”
Ông ấy mệt mỏi với “sự bình đẳng giới” của phụ nữ Việt ở California và muốn gặp ai đó “truyền thống” hơn.
Cô gái này nhỏ hơn ông 20 tuổi và họ đã kết hôn vào năm 2013, sau khi ông này ly hôn với người vợ cũ và mất quyền nuôi con.
Ông nói: “Tôi không hối hận. Những người Mỹ gốc Việt đang quen dần với từ ‘ly hôn’, họ không còn thầm thì về vấn đề này. Tôi có nhiều đồng nghiệp, bên ngoài trông rất hạnh phúc nhưng đã tái hôn vài lần. Những người tị nạn đang bắt kịp thời đại.”
Khi ly hôn, cô Giana Nguyễn – 38 tuổi, một ca sĩ, nhạc sĩ, chủ một trường dạy piano – lo lắng nó sẽ ảnh hưởng đến con trai 4 tuổi của cô. Cô nói việc ly hôn không còn bị những người đồng lứa kỳ thị như xưa nữa. Cha mẹ cô cũng ly hôn.
Cô nói: “Con trai tôi bị chứng tự kỷ. Những nhu cầu hằng ngày như dinh dưỡng, ngủ nghỉ, giáo dục, tập đi bô, nhà trẻ, trị liệu, các hoạt động ngoại khóa – cha của nó và tôi phải thay phiên nhau thực hiện. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng tôi chắc chắn rằng thằng bé luôn cảm thấy mình được yêu thương dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra.”
Nhà tạo mẫu tóc Nga Nguyễn, 51 tuổi nói rằng cô nhận thấy sự gia tăng đáng kể số luật sư về ly hôn trên phần quảng cáo của báo đài. Cô đã ly hôn với một kỹ sư Boeing 10 năm về trước: “Tôi đã rất dũng cảm. Chồng tôi là một người không có chính kiến, chỉ nghe theo lời cha mẹ. Tôi không có một chút quyền gì trong nhà. Tôi đã nghĩ vì sao tôi phải tiếp tục chịu đựng?”
Cô nói rằng người con trai út Benjamin, 18 tuổi của cô nói rằng: “Bố và mẹ chính là một người muốn bật đèn, một người muốn tắt đèn. Vậy tại sao cả hai không sống ở hai căn nhà khác nhau và làm điều mình muốn?”
Cô Nguyễn nói rằng “đó là ví dụ cho trẻ con Mỹ gốc Việt. Chúng có tư tưởng tự do của người Mỹ.”
Cô Taylur Ngô đã nói chuyện với ba mẹ mình trong suốt 3 giờ đồng hồ để giái thích với họ về quyết định ly hôn của mình vào năm 2013.
Cô nói: “Họ rất ngạc nhiên. Nhưng cuối cùng họ vẫn ủng hộ tôi. Phụ huynh Việt Nam thường nói: ‘Không được trở thành nghệ sĩ. Không được là đồng tính. Không được ly hôn’. Nhưng những điều cấm kỵ này nay đã lỗi thời. Chúng tôi là công dân của hai thế giới. Những trải nghiệm ở Mỹ là để đánh bại những nỗi sợ từ quốc gia cũ.”
Tinnuocmy.com
Cảnh sát Mỹ kêu gọi người dân liên hệ với giới chức nếu có bất kỳ thông tin gì về nghi phạm bị tố quỵt tiền và khiến phụ nữ gốc Việt thiệt mạng.
Số tiền cát-xê khủng của Phương Mỹ Chi mới được Quang Lê tiết lộ vẫn đang là chủ đề nóng của cư dân mạng.
Vicky Nguyễn, cô gái 34 tuổi hiện ở Irvine, miền Nam California, trải qua hai cuộc phẫu thuật ghép gan vào năm 2 tuổi và 16 tuổi, nay lại đang đối mặt với căn bệnh ung thư máu.
Cảnh sát Mỹ xác định Krystal Whipple là nữ n.g.h.i p.h.ạ.m quỵt tiền và lái xe bỏ trốn khiến một chủ tiệm làm móng ở Las Vegas thiệt mạng.
Không phải biệt thự hạng sang hay diện tích lớn như nhiều đồng nghiệp, căn hộ của nữ ca sĩ Áo mới Cà Mau khá đơn giản, diện tích đủ ở.
Cộng đồng người Việt là 1 trong những cộng đồng Châu Á lớn nhất nước Mỹ. Ngôn ngữ Việt được xem là ngôn ngữ rất mạnh sau tiếng English và Spanish. Bao nhiêu năm qua với kinh nghiệm sống tại nước...